Nặn mụn là thói quen mà có người thành nghiện, nhìn thấy mụn là nặn. Tuy nhiên nặn mụn không cẩn thận sẽ khiến vết mụn lâu khỏi, có nguy cơ nhiễm trùng, hoặc để lại sẹo thâm, nghĩa là mặt hết mụn nhưng lại lốm đốm thâm. Do đó bạn cần lưu ý một số điểm sau. Nặn mụn không đúng cách cũng kích thích làm mụn mọc lên nhiều hơn vì quá trình đó làm lây lan sang vùng da bên cạnh.
Xem xét mụn nào nặn được
Những loại mụn đầu đen, đầu trắng thì bạn có thể tiến hành nặn vì đây là các loại mụn thường gặp và thường mọc theo chu kỳ.
Trong khi đó những loại mụn mủ, sưng tấy to, mụn trứng cá, mụn nang u thì không nên tự ý nặn vì có thể sẽ sưng tấy lây lan sang vùng bên cạnh. Những chiếc mụn ở vị trí dây thần kinh quan trọng và hình dạng to nguy hiểm thì bạn không nên tự nặn mà nên đến bệnh viện hoặc đợi mụn tự vỡ.
Thời điểm nặn mụn
Không phải mụn vừa nhô lên là bạn đã sẵn sàng nặn chúng. Phải xem mụn đã “chín” chưa. Khi mụn chín, bạn tác động nhẹ nhàng quanh chân mụn sẽ giúp lấy được sạch tận gốc mà không làm mụn tái đi tái lại nhiều lần. Nếu bạn nặn mụn khi mụn còn non thì vừa không lấy được hết chân mụn vừa làm cho tình trạng lâu khỏi, cứ liên tục tái đi tái lại.
Giữ vệ sinh khi nặn mụn
Giữ vệ sinh khi nặn chính là yếu tố quan trọng giúp mụn không bị lây lan, không nhiễm khuẩn sang vùng bên cạnh. Trước khi nặn mụn bạn cần rửa sạch mặt. Nếu nhiều mụn và mụn khó nặn thì bạn có thể xông hơi cho mặt để làm mụn mềm ra, lỗ chân lông giãn nở sẽ dễ nặn hơn.
Nếu bạn là người nhạy cảm nên dùng cồn sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý rồi hãy nặn. Sau khi lấy nhân mụn xong cũng nên sát khuẩn lại và có thể dùng kem nghệ, kem nhanh liền sẹo. Trong quá trình sẹo liền không được tự ý bóc lớp vảy hình thành bên trên, vì hành động này sẽ tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi, sẹo rỗ nhiều hơn. Để cho vẩy tự khô tự bong sẽ giúp vết thương nhanh khỏi, nhanh lành hơn.
Evavietnam.vn. All Right Reserved
Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất
Evavietnam.vn giữ bản quyền trên website này
Email: mediavietnam9999@gmail.com